CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN

Trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội

I. Những vấn đề chung
Tên ngành đào tạo: KỸ THUẬT ĐIỆN Mã số: 8520201
Tên tiếng Anh: ELECTRICAL ENGINEERING
Khoa /bộ môn: Điện khí hóa xí nghiệp
Bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ kỹ thuật (đối với định hướng ứng dụng)
Thạc sĩ khoa học (đối với hướng nghiên cứu)
Thời gian đào tạo: 1.5 – 2.0 năm, 60 Tín chỉ
Ngôn ngữ: tiếng Việt

II. Mục tiêu đào tạo

  • Mục tiêu chung
    Kết thúc khóa đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Kỹ thuật điện, người học có trình độ chuyên môn sâu, có phương pháp tư duy hệ thống, có kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở vững chắc, có kỹ năng thực hành tốt, có khả năng làm chủ các vấn đề khoa học và công nghệ liên quan trong lĩnh vực kỹ thuật điện, đủ năng lực giải quyết những vấn đề thực tiễn của ngành điện. Thạc sỹ chuyên ngành kỹ thuật điện có khả năng nghiên cứu khoa học độc lập, theo nhóm và hội nhập cao
  • Mục tiêu cụ thể
    a. Về kiến thức
    Cung cấp cho các học viên các kiến thức chuyên sâu trình độ cao về lý thuyết, các phương pháp luận nghiên cứu hiện đại trong lĩnh vực Kỹ thuật điện; trang bị những kiến thức cập nhật về kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực Kỹ thuật điện để các học viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp cận tốt khoa học công nghệ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt đối với các học phần được hiện đại hóa trong dự án Erasmus+ ESSENCE.
    Về thực hành: giúp học viên nâng cao kỹ năng làm thực nghiệm, sử dụng tốt các trang thiết bị hiện đại trong phòng thí nghiệm, các phầm mềm chuyên dụng trong nghiên cứu khoa học và có khả năng triển khai các kết quả nghiên cứu ra ngoài thực tế sản xuất.
    Có khả năng nghiên cứu độc lập và sáng tạo, phát hiện và giải quyết các vấn đề mới có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn trong lĩnh vực Kỹ thuật điện tại Việt Nam và trên thế giới.
    b. Về kỹ năng
    Có kỹ năng lập mô hình lý thuyết các quá trình biến đổi điện từ trường và kiểm chứng các mô hình đó.
    Có kỹ năng thiết kế và triển khai các hệ thống trang thiết bị hiện đại vào các công trình trong lĩnh vực Kỹ thuật điện
    Có khả năng tiếp cận và vận hành các trang thiết bị hiện đại trong lĩnh vực nghiên cứu Kỹ thuật điện.
    Có khả năng sử dụng tốt các phần mềm chuyên dụng trong nghiên cứu khoa học
    Có kỹ năng tối ưu hóa công nghệ và thiết bị.
    Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ.
    c. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
    Có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; rút ra những nguyên tắc, quy luật trong quá trình giải quyết công việc; đưa ra được những sáng kiến có giá trị và có khả năng đánh giá giá trị của các sáng kiến; có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế; có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể; có năng lực đưa ra được những đề xuất của chuyên gia hàng đầu với luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn; có khả năng quyết định về kế hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới.

III. Cấu trúc chương trình đào tạo

  • Định hướng ứng dụng: 60 tín chỉ
    – Nhóm các học phần chung bắt buộc: Triết học: 3 tín chỉ
    – Các học phần cơ sở và chuyên ngành thiết yếu: 24 tín chỉ
    – Nhóm các học phần tự chọn: 22 tín chỉ
    – Luận văn thạc sĩ: 11 tín chỉ
  • Định hướng nghiên cứu: 60 tín chỉ
    – Nhóm các học phần chung bắt buộc: Triết học: 3 tín chỉ
    – Các học phần cơ sở và chuyên ngành thiết yếu: 21 tín chỉ
    – Nhóm các học phần tự chọn: 18 tín chỉ
    – Luận văn thạc sĩ: 18 tín chỉ

Email: ic@humg.edu.vn

Tel: +84 243 752 0835